Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Những món ăn nổi tiếng ở Singapore

Singapore nổi tiếng là nơi hộ tụ nền văn hóa đa dạng từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, đồng thời đây cũng là nơi quy tụ người dân từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới; do vậy đảo quốc này luôn là xứ sở đa dạng các lễ hội, những món ăn ngon lạ lẫm khiến du khách khi một lần ghé thăm nơi đây không khỏi thích thú và ngưỡng mộ.

Bánh cà rốt chiên
Món bánh cà rốt ở Singapore còn được biết đến với tên gọi khác là chai tow kueh gồm những miếng bột gạo và củ cải trắng đem hấp lên, rồi đem chiên như trứng ốp lếp và trang trí với hành lá. Bạn có thể thưởng thức những miếng bánh cà rốt ngon nhất tại khu ẩm thực Makansutra Gluttons bên Vịnh Marina gần Nhà hát Esplanade, hoặc Trung tâm ẩm thực Newton Food Centre.


Cơm gà
Cơm gà không phải là món ăn truyền thống chính thức của Singapore nhưng lại rất phổ biến ở đây. Đầu tiên, gà được luộc lấy nước. Sau đó, nước gà này sẽ được dùng để nấu cơm. Thành quả là món cơm thơm phức, bổ dưỡng rất hợp với gà luộc.

Cua sốt cay Chili crab
Là một trong những món ăn “made in Singapore” thực thụ, được một đầu bếp người Sing “phát minh” và phổ biến trong những năm 1950, món cua sốt ớt chính là “quốc túy” của người dân đảo quốc sư tử. Không gì có thể so sánh cảm giác được hít hà và tận hưởng vị ngon ngậy của những chú cua biển quyện với nước cà chua sốt trứng nóng hổi có thêm chút vị cay cay của ớt khi ăn kèm với vài lát bánh nướng.

Cà ry đầu cá
Cà ry đầu cá cũng là một món ăn đặc biệt của Singapore, có nguồn gốc ở phía Nam Ấn Độ. Món ăn được nấu theo hương vị của cà ry Ấn Độ với nguyên liệu chính là đầu cá cùng đậu bắp, cà tím... Ngoài phiên bản cà ry Ấn đậm đà, thơm cay, ở Singapore còn có cà ry kiểu Trung với vị thanh, ngọt hơn.

Thịt xiên nướng Satay
Có người nói chưa ăn món Satay coi như chưa đi qua Đông Nam Á hoặc như thật uổng phí khi đến Singapor mà không thưởng thức món Satay. Satay là món thịt xiên nướng mang phong vị của vùng Nam Dương. Họ xiên những miếng thịt bò, thịt dê vào que xiên sau đó nướng trên lửa với nhiệt độ thích hợp. Quan trọng là phải quết thêm một lớp dầu ớt bên trên khi ăn.

Bánh mì nướng Kaya
Đứng đầu danh sách những món ăn sáng đặc trưng của Singapore là bánh mì nướng Kaya. Loại bánh mì này được nước bằng than, khi ăn sẽ được phết thêm kaya (một loại mứt dứa được làm từ trứng, sữa dừa và dứa). Đa số người dân Singapore đều rất thích bắt đầu buổi sáng của mình bằng bánh mì Kaya ăn kèm với trứng ốp la và cafe nóng.

Cháo ếch Singapore
 Món cháo ếch cũng là một đặc sản của ẩm thực Singapore. Cháo bằng gạo trắng dẻo nấu trong nồi đất đến khi chín thơm thì đem ra ăn cùng cùng với thịt ếch, hành lá, ớt khô, ớt tươi đem lại mùi vị thơm ngon,đặc trưng. Thịt ếch chế biến khi có thực đơn nên sẽ tươi ngon nhất.  Khu Geylang là khu nổi tiếng với món này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Món ăn truyền thống của Malaysia

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Những lễ hội lớn tại đất nước Malaysia

Malaysia nổi tiếng là đất nước thu hút nhiều du khách nhất khu vực Châu Á. Đến với Malaysia, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, được đắm mình trong những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời,mà còn được tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa của đất nước Malaysia – văn hóa đa sắc tộc … Tất cả đã góp phần giúp Malaysia trở thành quốc gia thu hút nhiều du khách hàng thứ 9 trên thế giới.

Lễ hội Thaipusam
Đây là một lễ diễu hành hàng năm của những người Hindu mộ đạo để cầu nguyện, thực thi lời nguyện và tạ ơn. Lễ hội này được tổ chức để tôn vinh Thần Subrahmanya (hay Thần Murugan), vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh trong đạo Hindu, và cũng là vị thần chống cái ác. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm trong tháng thứ 10 theo lịch Tamil, được gọi là Thai, tức vào giữa tháng 1 Dương Lịch mỗi năm.


Deepavali
Deepavali là một lễ hội truyền thống có từ xa xưa của người Ấn Độ, tuy nhiên nó lại là lễ hội không thể thiếu được của đất nước Malaysia vì có rất đông người Mã Lai gốc Ấn đang sinh sống và định cư ở đây.
Hằng năm cứ vào ngày 4 tháng 11 là họ lại tưng bừng tổ chức lễ hội này nhằm kỷ niệm ngày vua Krishna chiến thắng ma quỷ Narakasura. Lễ hội là dịp trang hoàng nhà cửa, đường phố bằng những màn ánh sáng lung linh chiếu rọi của không gian. Những ngọn đèn dầu được người Hindu thắp sáng với mục đích đón nhận những lời chúc phúc tốt đẹp nhất. Chính vì thế,  Deepavali còn có tên gọi khác là lễ hội ánh sáng.

Lễ Hari Raya Puasa
Là lễ hội đánh dấu kết thúc tháng ăn chay của người Hồi giáo được tổ chức vào tháng 8 hàng năm, Hari Raya Puasa là dịp nghỉ ngơi, thú vị để tận hưởng những ngày mua sắm, vui chơi của tất cả mọi người. Mua vé máy bay đi Malaysia giá rẻ để tham gia các lễ hội đặc sắc có một không hai này các bạn nhé.

Lễ hội Hoa
Đất nước Malaysia, với ánh nắng quanh năm và độ ẩm dồi dào, đã có điều kiện khí hậu lý tưởng cho một đời sống thực vật phong phú, trong số đó có rất nhiều loài hoa. Hàng năm đến tháng 7, Lễ hội Hoa được tổ chức để kỷ niệm nét đẹp của các loài hoa Malaysia. Trong lễ hội này người ta mở nhiều cuộc thi với chủ đề về hoa.


Malaysia luôn để lại nhiều ấn tượng trong lòng mọi du khách sau mỗi chuyến đi. Đặc biệt, các lễ hội độc đáo của đất nước xinh đẹp này luôn làm cho các du khách khi tới đây một lần thì luôn mong muốn được quay trở lại.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Những khu ẩm thực nổi tiếng tại Malaysia

Khu ẩm thực Hutong: Nằm trong trung tâm mua sắm Lot 10, khu ẩm thực Hutong là nơi tập trung rất nhiều gian hàng bán những món ăn địa phương với giá cả bình dân, phù hợp túi tiền của khách du lịch. Một số tiệm nổi tiếng ở đây là Mì thịt heo Imbi Road, Mì thịt bò Soong Kee, Hủ tiếu xào trứng vịt Chua Brothers,…Và du khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn phong phú, đầy đủ hương vị trong bầu không khí náo nhiệt. Đó cũng được xem như trải nghiệm khá thú vị khi đi du lịch ở Kuala Lumpur đối với nhiều người.

Jalan Alor là con phố ẩm thực tập trung rất đông khách du lịch. Các quầy ăn ở đây được thiết kế theo kiểu quán hàng rong phục vụ món mang đậm đặc trưng của ẩm thực Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan như sa tế hay char siew (thịt xá xíu). Tuy nhiên, một trong những món ăn du khách không nên bỏ lỡ khi tới đây là món súp và mì cà ri Alor Corner tại một quán ăn nằm ở góc phố cạnh sạp hàng bán sầu riêng. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức bát mì và súp ngon nhất Kuala Lumpur với giá chỉ khoảng 18.000 đồng mỗi món.


SS2 Selera Malam là một khu ẩm thực phổ biến ở Kuala Lumpur có không gian ngoài trời thoáng mát. Những quầy hàng ở đây có đánh số thứ tự và khách du lịch có thể lấy bản đồ để tìm đường cho dễ. Ví dụ như quầy 30 thì bán Char Kway Teow, quầy 52 thì bán mì Jawa, quầy 48 thì bán mì xào,… Ngoài ra, nhiều du khách thích ghé nơi đây vào buổi tối khi đi du lịch Malaysia bởi vì bên cạnh là một khu chợ đêm lớn nhất Kuala Lumpur. Quần áo, giày dép, phụ kiện, đồ lưu niệm,… đều bán rất nhiều và có thể trả giá được.

Precious Old China: Nằm ở khu chợ Trung Tâm của Kuala Lumpur, Precious Old China là một quán ăn bình dân được nhiều người ghé thưởng thức khi đi mua sắm trong lúc du lịch ở Kuala Lumpur. Các món ăn chủ yếu có sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Quốc và Malaysia tạo nên sự mới lạ, hấp dẫn.


Food Republic là một khu ẩm thực cao cấp ở Kuala Lumpur nằm trong trung tâm thương mại Pavilion KL với phong cách thiết kế khá lịch sự. Nơi đây bán đầy đủ các món ăn địa phương lẫn món ăn các nước châu Á. Nếu đi vào giờ nghỉ trưa, chắc chắc du khách phải xếp hàng chờ vì khá đông người đến thưởng thức.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Cao nguyên Cameron ở Malaysia

Cao nguyên Cameron cách thủ đô Kuala Lumpur 300 km, là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách số một ở Malaysia. Nhờ nằm ở vị trí cao 1.500 mét so với mặt nước biển, nhiệt độ nơi đây hầu như luôn mát mẻ, với nhiệt độ 25 độ C hầu như quanh năm.

>>> Tham khảo: Tour du lịch Malaysia 4 ngày 3 đêm
Cao nguyên Cameron là bức tranh thiên nhiên tuyệt vời của Malaysia, khắc họa những nét đẹp thuần khiết của tự nhiên tươi non và khoảng không gian khoáng đạt trong lành nhất. Nếu như Cao nguyên Genting có màu sắc hiện đại nổi bật với công trình nghỉ dưỡng giải trí đẳng cấp nổi tiếng thế giới, thì Cameron lại ghi dấu nơi du khách khắp nơi trước hết là bởi màu xanh mơn mởn của những đồi trà rộng lớn, vẻ tươi màu của những vườn hoa rực rỡ như trải dài đến vô tận và trên nền sắc màu tự nhiên tuyệt vời ấy, lại được tô điểm bởi những con đường uốn lượn, những nét chấm phá tuyệt vời của các khu nghỉ dưỡng có phong cách rất riêng.

Khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ khiến những đồi chè ở cao nguyên Cameron phát triển tươi tốt và nhanh chóng trở thành đặc sản nổi tiếng của địa phương. Tới Cameron, trước khi thưởng thức những chén trà tươi mát, bạn còn có cơ hội tham quan miễn phí khu nông trường, nhà máy sản xuất trà, một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Một hoạt động mà bạn không nên bỏ qua khi đến tham quan tại cao nguyên Cameron này là ngồi thưởng thức trà và bánh nướng - đây được coi là một văn hóa truyền thống của người Anh vẫn còn được bảo tồn ở vùng cao nguyên này.
Cao nguyên Cameron có khí hậu khá giống với Đà Lạt của Việt Nam, quanh năm thời tiết mát mẻ, một ngày có tới 4 mùa: buổi sáng trời có nắng nhẹ, buổi trưa nắng ấm và khi chiều tối sẽ có nhiều sương mù nên thời tiết trở nên khá lạnh.


Khám phá cao nguyên Cameron ở Malaysia là một hành trình giúp du khách nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của tạo hoá và tận hưởng khí trời trong lành giúp tâm hồn thư thái.
>>> xem thêm: Những resort nổi tiếng ở Bali

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Đặc trưng ẩm thực tại Phuket

Nếu bạn tìm hiểu tour du lịch Thái Lan, chắc hẳn bạn sẽ biết đến hòn đảo Phuket. Phuket  nổi tiếng với các khu nghỉ mát với bãi biển tuyệt đẹp , bây giờ càng nổi tiếng vì được Unesco công nhận là " thành phố ẩm thực"

Nằm cách Bangkok 867 km về phía nam, Phuket Thái Lan là hòn đảo lớn nhất có hình dạng giống như một viên ngọc không đều và có chu vi khoảng 21km. Giao thương với đất liền bằng con đường nối đến đảo, có bờ biển dài cùng những bãi biển cát trắng và những vịnh nhỏ yên tĩnh, đắm mình trong làn nước xanh biếc của biển Andaman và ẩn mình trong những ngọn đồi xanh, những rặng dừa và các đồn điền cao su.

Các món ăn đường phố ở Phuket không chỉ nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà giá cả lại rất bình dân. Những món ăn có giá dưới 50 baht (khoảng 35.000 đồng) mà bạn không nên bỏ qua như mỳ hokkien, dim sum, haw mok, roti (bánh pancake kiểu Thái), satay (thịt xiên nướng) hay kanom jeen (mỳ lên men).

Du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn này trong 1 số nhà hàng với giá bình dân như: nhà hàng Aroon trên đường Thalang phục vụ các loại bánh roti, mỳ và cơm; nhà hàng Mee Ton Poe ở Clock Tower với món mỳ xào Hokkien và thịt xiên nướng satay

Phuket là thiên đường của vô số đồ ăn vặt ngon khó cưỡng có giá chỉ vài baht như khao tum mud (chuối hấp xôi – 8 baht/ chiếc), kanom krok (bánh dừa), kanom buang (bánh xốp kem dừa),sangkaya fuk tong (bánh trứng sữa dừa và bí ngô) hay Khao Lam (cơm lam).


Ngoài ra, một trong những cách dễ dàng và lý tưởng nhất để nếm thử các món ăn đường phố đủ mùi vị hấp dẫn là hãy tham gia vào một lễ hội địa phương. Ở Phuket quanh năm diễn ra rất nhiều lễ hội nên du khách dù tới ở bất kỳ thời điểm nào cũng có ít nhiều cơ hội trải nghiệm.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Tiếng Singlish của người Singapore



Đã bao giờ bạn nghe cuộc nói chuyện giữa những người Singapore với nhau chưa? Có lẽ bạn sẽ thực sự bị bất ngờ bởi thứ ngôn ngữ không chính thống của nước này là Singlish. Nếu bạn đi bạn sẽ cảm nhận được điều này thật rõ nét. Chính phủ Singapore luôn khuyến cáo người dân nước này nên nói tiếng Anh. Đây là thứ ngôn ngữ chính thức được dùng trong trường học công sở và các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế thì thứ tiếng anh mà nhiều người Sing nói và sử dụng hàng ngày nó đã được hòa trộn vào với tiếng Malay, điều này có thể khiến cho bạn hoàn toàn sửng sốt nếu đến đây và nghe thử họ nói thứ ngôn ngữ được mặc định là tiếng anh này. Nhưng trên thực tế đó lại là tiếng Singlish là kiểu tiếng anh của người Singapore.

Singlish bắt đầu xuất hiện khi Singapore tách ra thành một nước riêng cách đây 50 năm và quyết định dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chung cho tất cả các nhóm người trên quốc đảo này.
Tuy nhiên mọi dự kiến sau đó diễn ra không theo kế hoạch ban đầu, khi mà các nhóm người có gốc gác đa dạng bắt đầu đưa vào tiếng Anh những từ ngữ và quy tắc ngữ pháp của riêng họ. Từ đó, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng Singlish trở thành ngôn ngữ trên đường phố.

Singlish thường được dùng trong các tình huống văn nói thường ngày giữa bạn bè, gia đình, khi cần gọi taxi hay đi chợ. Trong khi đó, tiếng Anh chuẩn mực được dùng trong các tình huống cần sự trang trọng như ở trường, công sở, nhất là khi gặp gỡ người lạ hoặc khách hàng.
Cho đến ngày nay, một người Singapore được xem là có giáo dục và vị trí xã hội cao là người biết sử dụng hợp lý, đúng lúc cả hai thứ ngôn ngữ trên, chứ không chỉ biết mỗi Singlish đơn thuần.
Ngữ pháp của Singlish bắt chước tiếng Quan thoại và Malay, vốn là ngôn ngữ của hai nhóm người bản xứ lớn tại Singapore. Để dễ hiểu, Singlish bỏ đi hầu hết các giới từ, liên từ, cụm từ.

Nói Singlish như thế nào?
Cùng lúc đó, kho từ vựng phản ánh nguồn gốc chủng tộc phong phú tại xứ sở này. Bên cạnh vay mượn từ tiếng Malay, Singlish còn sử dụng nhiều từ có nguồn gốc Phúc Kiến, Quảng Đông của Trung Quốc và Tamil từ Ấn Độ.
Một người luôn cảm thấy lo lắng được gọi là "kancheong spider", trong đó "kancheong" tiếng Quảng Đông nghĩa là lo lắng, còn "spider" tiếng Anh là "con nhện", với hàm ý liên tưởng một con nhện luôn sợ hãi trước mọi thứ xung quanh.
Cụm từ "lim kopi" (được nhắc ở trên) là sự kết hợp của từ "lim" trong tiếng Phúc Kiến nghĩa là "uống" và "kopi" trong tiếng Malay có nghĩa là "cà phê".
Trước một sự việc không thể chịu đựng nổi, người Sing có thể thốt lên "Buay tahan!". Từ "buay" trong tiếng Phúc Kiến là "không thể", còn "tahan" trong tiếng Malay là "chịu đựng".

Singlish cũng sử dụng một số từ nguồn gốc Trung Quốc vốn không có nghĩa cụ thể, chỉ đơn giản là các từ dùng để thêm vào ở cuối câu, và đây cũng chính là điểm khiến Singlish nghe khá thú vị và vui tai.
"I got the cat lah," là một lời khẳng định bạn vừa có được con mèo. "I got the cat meh?" là sự hoang mang khi ngờ ngợ rằng có thể mình vừa làm mất con mèo.
Để giúp cải thiện khả năng nói tiếng Anh cho người dân, chính phủ Singapore liên tục tổ chức chiến dịch Speak Good English ở trường học, trên các phương tiện truyền thông nhưng có hiệu quả không được như mong đợi. Singlish vẫn tồn tại vững chắc và ngày càng phổ biến, đến mức xuất hiện trong từ điển và các nhà ngôn ngữ học phải vào cuộc.

Theo thời gian, chiến dịch Speak Good English từ mục tiêu ban đầu là hạ bệ Singlish, đã dần chuyển hướng sang chấp nhận sự thật rằng tiếng Anh và Singlish có thể cùng tồn tại với nhau. Thứ ngôn ngữ này được xem là một phần của con người, của văn hoá và đất nước Singapore. Thậm chí Singlish còn  xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo cho SG50 - kỷ niệm 50 năm ngày thành lập của Singapore vào tuần trước.
Nhờ vào mạng xã hội, Singlish ngày càng xuất hiện dày đặc hơn, ngôn ngữ viết giờ đây cũng mang "phong cách" đặc trưng này thay vì chỉ nói như trước. Ví dụ thay vì "Like that" giờ người ta có thể viết "liddat", "Don't" trở thành "Donch".
Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn "choáng" và hoang mang khi tìm hiểu về Singlish, người Singapore sẽ nói với bạn rằng "Donch get kancheong".
Thử đi  để cảm nhận sự khác  biệt rõ nét cũng như ngôn ngữ độc đáo này nhé !!!

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Những món ăn đầu năm mới của người Singapore



 Đến với đất nước Singapore vào dịp đầu năm mới bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống của người Singapore, mỗi món ăn mang một ý nghĩa khác nhau nhưng hầu hết đều là để cầu sự may mắn trong năm mới. Tour Singapore từ Hà Nội sẽ đưa bạn đến với đất nước Singapore xinh đẹp dịp đầu năm mới.
Vào đầu năm mới, mỗi gia đình ở Singapore đều làm cho mình những mâm cơm với đầy đủ các món ăn đặc trưng vào ngày tết của họ để cầu mong cho năm mới được may mắn và sung túc hơn.


Trước hết đó là món lohei/Yusheng xuất hiện vào những năm 60. Yu Sheng trong tiếng sing dịch ra có nghĩa là cá sống hay còn có nghĩa là biểu tượng của sự dư dả, hưng thịnh làm ăn phát đạt. Hầu như tất cả các gia đình đều làm món này, đặc biệt là khi có khách quý cũng như vào các dịp lễ đặc biệt, hay là các buổi dự tiệc sang trọng.
Món ăn là sự kết hợp của các loại rau củ quả , cá sống, các loại hải sản, dầu mè, sốt chua ngọt…Khi ăn các thành viên sẽ cùng nhau trộn món đó lên, để biểu thị sự đồng lòng đồng tâm hiệp lực cũng như ý đoàn kết cởi mở trong giao tiếp. Hình dáng của món ăn càng rối, thì càng cầu thị ý may mắn sung túc của cả gia chủ.

Yu trong tiếng singapore cũng có nghĩa là các, đây là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc ngày tết của người dân đảo sư tử.
Và tất nhiên là người ta không vất bỏ bộ phận đầu hay đuôi cá vì họ quan niệm rằng cá trong món ăn phải có đầu và đuôi, tượng trưng cho một năm mới từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Khi ăn mọi người chừa lại một ít để thể hiện ước nguyên dư dả cầu mong niềm hạnh phúc sẽ đến với mọi người trong năm tới.

Fatt choy ho see trong tiếng Quảng Đông, fatt choy có nghĩa là tên gọi của tóc tiên, đồng âm với chữ phát tài và ho see chính là hào khô hầm lên nó đồng âm với chữ hảo sự. Tên gọi của cả món ăn mang ý nghĩa là sự thành đạt, thịnh vượng.
Món này thường được người Singapore ăn kèm với xà lách, trong tiếng Singapore thì từ xà lách được phát âm là sang choy nó đồng âm với chữ phát tài, với mong ước một năm mới tiền tài sung túc hơn.

Không chỉ với người Hoa mà nay món mì trường thọ cũng có thể được bắt gặp tại đất nước Singapore. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt hơn vào ngày sinh nhật và năm mới.
Với ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, sự trường thọ, khi nấu một số người còn cho thêm mù tạt xanh với ý nghĩa cầu chúc cho cha mẹ sống lâu trăm tuổi.

The phoenix and dragondisshes là món được làm từ tôm hùm và gà với ý nghĩa tượng trưng tôm hùm là tượng trưng cho rồng và gà là tượng trưng cho phượng. Món ăn là lời cầu chúc mong ước cho hôn nhân tốt đẹp, gia đình hòa thuận và yên ấm.

Pencai là bắtnguồn từ đời nhà Tống (Trung Quốc). Hiện nay, pencai đã trở thành món ăn hấp dẫn của người Singpaore trong dịp năm mới, bởi khẩu phần lớn và nhiều nguyên liệu quý, chứ không chỉ đơn thuần về biểu tượng hay ý nghĩa của từng thành phần. 
Rau được trải dưới cùng, sau đó đến thịt heo, thịt gà và nấm ở giữa, trên cùng là hải sải như tôm, bào ngư, hải sâm, và sò điệp sẽ được xếp trên cùng trong thố sứ. Món ăn này được chuẩn bị trước vài ngày để đảm bảo gia vị đã ngấm vào từng nguyên vật liệu
Nian gao mang ý nghĩa năm sau cao hơn năm trước, là một món quà rất phổ biến vào dịp Tết. Đặc biệt khi được tạo hình cá chép, mang ý nghĩa dư dả hay hình thỏi vàng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào
Tuy nhiên mọi người thường quen với cách ăn dạng bánh ngọt với đường nâu sẵn của người Quảng.

Tanng yuan là món bánh tương tự như chè trôi nước được làm từ bột gạo nếp nhiều màu sắc với nhân đậu đỏ, mè đen hoặc là đậu phông.
Món ăn này có phát âm gần giống với chữ tuan yuan mang ý nghĩa đoàn viên. Và nhất là nó hay được sử dụng vào dịp có người thân đi xa về, cũng như có khách quý lâu ngày đến nhà và trong các dịp lễ tết hàng năm.
Bạn cũng có thể đặt tour đi Malaysia Singapore giá rẻ để có cơ hội tham quan cả 2 đất nước này.